Cách tự xây dựng nhà thông minh

Ngày nay, khái niệm nhà thông minh (gọi Home Automation, Smart Home) đang dần trở nên quen thuộc đối với mọi người, đâu đâu cũng thấy nhà thông minh, lướt qua các diễn đàn công nghệ, mạng xã hội đều “rần rần” khái niệm nhà thông minh, công nghiệp 4.0,…Dự kiến, nhà thông minh nói riêng cũng như công nghệ Internet vạn vật (IoT – Internet of Things) sẽ dần phổ biến và trở thành xu thế của toàn cầu trong vài năm tới. Tuy nhiên, giữa vô vàn thông tin cũng như rất nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ bắt tay xây dựng hệ thống nhà thông minh cho chính mình như thế nào? Hãy cùng EPCB tháo gỡ những vướng mắc của bạn trong loạt blog “Cách tự xây dựng hệ thống nhà thông minh”. Tại phần 1 này, EPCB sẽ giới thiệu tổng quan và giúp bạn lựa chọn thiết bị để xây dựng nhà thông minh trọn bộ với những thương hiệu tốt trong tầm giá chỉ dưới 10 triệu đồng.

Lên ý tưởng thiết kế và kịch bản vận hành

Khi bạn nghĩ đến việc xây dựng Smart Home lúc chuẩn bị xây nhà để tích hợp ngay hoặc xây dựng Smart Home khi nhà đã xây xong thì bạn cũng phải lên ý tưởng (hoặc bản vẽ chi tiết) về sơ đồ đường dây cũng như cách tổ chức, liên kết thiết bị. Bạn không cần quá cầu kì về yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ nếu như không phải là kĩ sư xây dựng, tuy nhiên hãy thật sự rõ ràng về mục đích cũng như đừng nản ngay từ bước đầu. Việc lên ý tưởng thật sự quan trọng cho suốt quá trình xây dựng cũng như vận hành hệ thống của bạn, bạn sẽ nắm được yếu tố then chốt cũng như kiểm soát được hệ thống một cách chặt chẽ nhất.

         

           Bạn có thể vẽ ra giấy ý tưởng của mình 

 

Ngoài ra, sau khi đã hình dung được ý tưởng thiết kế, hãy lên kịch bản vận hành. Hệ thống Smart Home sẽ thực hiện những ngữ cảnh mà bạn muốn. Giả sử: Bạn muốn ai đó bước vào cổng nhà, chuông báo trong nhà khách sẽ kêu “đing đong”; Bạn muốn khi trời tối thì đèn cổng nhà bạn sẽ sáng lên; Bạn muốn khi bạn về đến nhà thì máy lạnh đã bật và vừa làm lạnh xong phòng của bạn;… đấy chính là những kịch bản, ngữ cảnh mà EPCB muốn đề cập đến bạn. Hãy lên ngữ cảnh cho từng cụm phòng hoặc theo thời gian biểu của cá nhân, gia đình để dễ dàng kiểm soát hơn nhé.

Chọn hệ thống có dây hay không dây?

Một điều thực tế là giữa hệ thống có dây và không dây luôn có những ưu nhược điểm khác nhau và chúng đang dần cải thiện, bổ trợ điểm yếu cho nhau. Những hệ thống có dây sẽ có độ ổn định và tốc độ cao hơn, tuy nhiên thật khó để lắp đặt, còn những hệ thống không dây tuy có độ ổn định thấp hơn nhưng rất đảm bảo về mặt thẩm mĩ cũng như dễ dàng cài đặt. Tuy nhiên, đối với những ngôi nhà nhỏ có từ 4-6 thành viên, những ngôi nhà phố thì sẽ không có nhiều khác biệt giữa hệ thông có dây và không dây. Chúng chỉ khác biệt khi bạn muốn xây dựng những hệ thống nhà thông minh lớn như biệt thự, khách sạn,…và khi đó yêu cầu kĩ thuật cũng khá phức tạp và mất thời gian để xây dựng. Do đó với đối tượng cũng như mục đích của bài viết, EPCB xin tập trung giới thiệu hệ thống không dây là chủ yếu.

Hệ thống không dây chủ yếu ngày nay sử dụng các công nghệ phổ biến là Internet: WiFi/3G/4G, mạng Zigbee/Z – Wave, sóng RF,.. với khả năng truyền tín hiệu xa và ổn định, an toàn với con người, khử nhiễu tốt. Thông thường các công nghệ này sẽ được các hãng sản xuất kết hợp sử dụng như Xiaomi Hub dùng kết hợp công nghệ WiFi và Zigbee, Sonoff Bridge dùng kết hợp công nghệ WiFi và RF,…

 

 WiFi/3G/4G, Zigbee,.. là những công nghệ phổ biến trong hệ thống Smart Home

Lựa chọn thiết bị nào? Chọn hãng nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất sản phẩm cho Smart Home, do đó đưa ra một lựa chọn tối ưu cũng không hề dễ dàng. Do đó EPCB xin chia sẻ một vài lựa chọn tốt nhất để bạn có thể tự xây dựng hệ thống trong tầm giá dưới 10 triệu đồng.

Loa Google Home Mini sẽ giúp bạn điều khiển bằng giọng nói để bật tắt các thiết bị trong phòng bằng cách kết hợp sử dụng với Boardlink RM Mini 3. Cách kết nối: Sử dụng app Google Home – Giá tham khảo 830.000 đồng

 

Loa Google Home Mini - Ảnh: Businessinsider

Bộ điều khiển trung tâm Xiaomi là thiết bị bắt buộc phải có để có thể kết nối các thiết bị thông minh Xiaomi và điều khiển chúng thông qua smartphone. Ngoài ra bộ điều khiển này còn có khả năng phát ra đèn và chuông báo. Cách kết nối: Sử dụng app Mi Home. Giá tham khảo: 650.000 đồng. Ảnh: Tolleydesign

 

Xiaomi Hub -  Ảnh: Tolleydesign

Xiaomi Home Kit là bộ sản phẩm Home Automation tích hợp của Xiaomi, bộ sản phẩm bao gồm một Xiaomi Hub, một cảm biến cửa, một nút nhấn, một cảm biến phát hiện chuyển động và một ổ cắm thông minh. Cách sử dụng: Sử dụng app Mi Home. Giá tham khảo: 1.300.000 đồng

 

Xiaomi Home Kit - Ảnh: Xiaomi
 

Sonoff 4CH R2 Công tắc điều khiển WiFi 4 kênh là bộ công tắc thông minh có khả năng kết nối WiFi, lên kịch bản điều khiển, hẹn giờ, lên lịch điều khiển từ xa. Cách sử dụng: Sử dụng app Ewelink của Sonoff. Giá tham khảo: 595.000 đồng

 

Sonoff 4CH Pro - Ảnh: EPCB

 

Sonoff TH 16 là công tắc WiFi thông minh có tích hợp cảm biến nhiệt độ - độ ẩm, giúp bạn kiểm soát và điều khiển các thiết bị thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra, sản phẩm cũng có chức năng điều khiển ON/OFF, lên lịch, hẹn giờ. Cách sử dụng: Sử dụng app Ewelink của Sonoff. Giá tham khảo: 325.000 đồng

Sonoff TH 16 - Ảnh: EPCB

Sonoff RF Home Kit là bộ kit nhà thông minh của Sonoff, bộ sản phẩm bao gồm một bộ điều khiển trung tâm Sonoff RF Bridge, một cảm biến cửa, một cảm biến báo tràn nước và một cảm biến phát hiện chuyển động người. Cách sử dụng: Sử dụng app Ewelink.

Sonoff HomeKit - Ảnh: EPCB

Để tiện lợi khi sử dụng, các bạn hãy kết nối các thiết bị kể trên với những phần mềm đã được viết sẵn tương thích với chúng. Sau khi đã cài đặt xong, chúng ta có thể liên kết app của Xiaomi, Sonoff với ứng dụng Google Home. Và sau đó chỉ cần dùng Google Home là đủ để kết nối toàn bộ thiết bị trong nhà và ra lệnh bằng giọng nói.

 

Kết nối với Google Home

Trên đây là một vài chia sẻ của EPCB, hy vọng các bạn có thể tự xây dựng một hệ thống Home Automation cho riêng mình. Ngoài ra, nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với EPCB qua hotline: 036 793 9867 hoặc qua Fanpage. EPCB hân hạnh được phục vụ các bạn.

Bình luận