[ESP8266 Firebase] Bài 1: Tạo Tài Khoản Firebase Realtime Database (Google)
♥️Chào các bạn!♥️
Trong giai đoạn lập trình ESP8266 với HTTP Client là ThingSpeak (xem lại bài viết tại đây), các bạn đã gửi một vài dữ liệu cảm biến lên, tuy nhiên chúng ta nhận thấy độ trễ nhất định (ít nhất là 15s) trong quá trình gửi dữ liệu từ thiết bị lên mạng.
Trải qua một thời gian mày mò và nghiên cứu, mình đã tổng hợp được một vài kiến thức khá cơ bản về Firebase, một nền tảng đám mây vô cùng chất lượng từ Google. Chắc chắn các bạn sẽ phải choáng ngợp với tốc độ xử lí của Firebase, một điều quan trọng nữa là Firebase cho phép cập nhật lượng dữ liệu lớn, siêu bảo mật và cũng không thu phí ban đầu đối với người dùng phổ thông.
Firebase là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây – cloud. Kèm theo đó là hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính là giúp người dùng lập trình ứng dụng bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu. Cụ thể là những giao diện lập trình ứng dụng APIs đơn giản.
Firebase không nhưng là dịch vụ đa năng và bảo mật cực tốt mà còn hỗ trợ cả hai nền tảng Android & iOS. Không có gì khó hiểu khi nhiều lập trình viên chọn Firebase làm nền tảng đầu tiên để xây dựng ứng dụng cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
Thực ra thì Firebase có rất nhiều dịch vụ (gần 20 dịch vụ) như Firebase Realtime Database, Firebase Authentication, Firebase Hosting,.. tuy nhiên mình tạm thời tập trung vào giới thiệu Firebase Realtime Database, tận dụng luôn các thư viện Firebase Realtime Database sẵn có trên ESP8266, ESP32.
Bây giờ cùng bắt tay vào tạo tài khoản nhé!
Các bạn truy cập địa chỉ https://firebase.google.com/, sau đó tiến hành đăng nhập bằng tài khoản Google. Giao diện ban đầu của Firebase sẽ trông như thế này:
Bạn click chọn Truy cập vào bảng điều khiển (Console), sau đó chọn dấu + (Add Project) để bắt đầu tạo mới một Project Data Firebase.
Tiến hành đặt tên cho Project.
Các bạn có thể chọn Enable Google Analytics for this project để bật các tính năng hữu ích mà Google cho hoặc tắt đi cũng được vì chúng ta đang nghiên cứu là chủ yếu mà. Sau đó chọn Continue.
Chọn tài khoản Google Analystics (mình chọn Default Account for Firebase). Sau đó chọn Create project.
Các bạn đợi cho Project được tạo.
Sau khi project được tạo thành công, bạn chọn Continue
Đây là giao diện Firebase Project sau khi được tạo thành công
Chúng ta tập trung thẻ Database là chủ yếu, các thẻ khác chúng ta sẽ tìm hiểu sau, tiếp đến các bạn chọn Create database.
Chọn Start in test mode, sau này khi hệ thống Database đã setup xong thì bạn chỉnh lại Start in production mode, sau đó chọn Next.
Chọn vùng của Server, sau đó chọn Done.
Đợi cho Database được tạo
Chọn Realtime Database
OK, như vậy là Database đã được tạo thành công, các bạn tạo thử một biến với name (tên) và value (giá trị). Hình thức dữ liệu sẽ lưu ở dạng chuỗi JSON.
Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn tạo một tài khoản Firebase Realtime Database nhanh trên Firebase. Trong bài sau mình sẽ sử dụng một board ESP8266 để tiến hành gửi dữ liệu từ thiết bị lên Server này nhé! Hãy đón xem trong bài viết tới!
Nếu các bạn có những thắc mắc cần giải đáp, hãy nhắn tin cho mình qua Fanpage: EPCB hoặc qua Email: epcbtech@gmail.com. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Bình luận